Cách sử dụng Vim
Vim là chương trình soạn thảo chuẩn trên các hệ điều hành
Unix. Nó là chương trình soạn thảo trực quan, hoạt động dưới 2 chế độ: Chế độ lệnh
(command line) và chế độ soạn thảo (input mode).Để soạn thảo tập tin mới hoặc
xem hay sửa chữa tập tin cũ ta dùng lệnh: $vi tập-tin
Khi thực hiện, vi sẽ hiện lên màn hình soạn thảo ở chế độ lệnh.
Ở chế độ lệnh, chỉ có thể sử dụng các phím để thực hiện các thao tác như: dịch
chuyển con trỏ, lưu dữ liệu, mở tập tin...Do đó, không thể soạn thảo văn bản. Nếu
muốn soạn thảo văn bản, phải chuyển từ chế độ lệnh sang chế độ soạn thảo. Chế độ
soạn thảo giúp sử dụng bàn phím để soạn thảo nội dung văn bản.
· Chuyển
sang chế độ:
Dưới đây là nhóm lệnh để chuyển sang chế độ soạn thảo:
i trước dấu con trỏ
l trước ký tự đầu tiên trên dòng
a sau dấu con trỏ
A sau ký tự đầu tiên trên dòng
o dưới dòng hiện tại
O trên dòng hiện tại
r thay thế 1 ký tự hiện hành
R thay thế cho đến khi nhấn
Để chuyển ngược lại mode command ta
dùng phím ESC
Các nhóm lệnh di chuyển con trỏ
h - sang trái 1 space
l - sang phải 1 space
k - lên 1 dòng
j - xuống 1 dòng
) - cuối câu
( - đầu câu
} - đầu đoạn văn
{ - cuối đoạn văn
Nhóm lệnh xóa:
dw - xóa 1 từ
d^ - xóa ký tự từ con trỏ đến đầu
dòng
d$ - xóa ký tự từ con trỏ đến cuối
dòng
3dw - xóa 3 từ
dd - xóa dòng hiện hành
5dd - xóa 5 dòng
x - xóa 1 ký tự
Nhóm lệnh thay thế:
cw - thay thế 1 từ
3cw - thay thế 3 từ
cc - dòng hiện hành
5cc - 5 dòng
Nhóm lệnh tìm kiếm:
? tìm trở lên
/ tìm trở xuống
*/and tìm từ kế tiếp của and
*?and tìm từ kết thúc là and
*/nThe tìm dòng kế bắt đầu bằng The
n tìm hướng xuống
N tìm hướng lên
Nhóm lệnh tìm kiếm và thay thế:
:s/text1/text2/g - thay thế text1 bằng
text2
:1.$s/tập tin/thư mục - thay tập
tin bằng thư mục từ hàng 1
:g/one/s/1/g - thay thế one bằng 1
Nhóm lệnh copy, paste, undo
Để copy ta dùng lệng y và để paste
ta dùng lệnh p
y$ - copy từ vị trí hiện tại của
cursor đến cuối cùng
yy - copy toàn bộ dòng
3yy - copy 3 dòng liên tiếp
u - Undo lại thao tác trước đó
Thao tác trên tập tin
:w - ghi vào tập tin
:x - lưu và thoát khỏi chế độ soạn
thảo
:wq - lưu và thoát khỏi chế độ soạn
thảo
:w - lưu vào tập tin mới
:q - thoát nếu ko có thay đổi
:q! - thoát không lưu
:r - mở tập tin đọc
Cách sử dụng nano
Nano là một trình soạn thảo rất dễ sử dụng (dễ hơn nhiều so
với vi hay emacs). Nano cải tiến Pico, hỗ trợ UTF-8, cải tiến mầu sắc, copy văn
bản mà không cần cắt, lưu lại phiên tìm kiếm cuối, kiểm tra lỗi, canh lề, tìm
kiếm trong trình duyệt file, … Nano là một trình soạn thảo đáng tin cậy. Không
giống như Pico, việc cài đặt Nano rất dễ dàng và bạn có thể cài đặt Nano trên hầu
hết các bản phân phối.
Trong Linux, bản nano thường dùng là GNU nano, phát hành
theo giấy phép GPL.
Tính năng:
Nano cho phép soạn thảo kí tự với các tính năng đơn giản (mở
file, lưu file, v.v...). Do sử dụng thư viện curse hiện đại, nano đọc được các
kí tự Unicode.
Từ dấu nhắc hệ thống có thể gọi nano bằng cách gõ lệnh: $
nano demo.txt
Phím tắt:
Ctrl-O: Lưu file (giữ phím Ctrl và
bấm O)
Ctrl-G: Gọi trợ giúp
Ctrl-R: Mở file
Ctrl-C: Thông tin về vị trí hiện thời
của con trỏ
Ctrl-X: Thoát khỏi nano
0 nhận xét:
Đăng nhận xét